Hội thảo xây dưng mô hình khuyến ngư trên vùng biển trao quyền đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản huyện Hàm Thuận Nam.
Sáng
ngày 21/3, Sở
Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm khuyến nông tỉnh phối hợp với Phòng nông nghiệp&PTNT huyện
Hàm Thuận Nam và UBND xã Tân Thuận tổ chức hội thảo xây dưng mô hình khuyến
ngư trên vùng biển trao quyền đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản huyện Hàm Thuận Nam.
Đến dự hội thảo có ông Nguyễn Văn Chiến - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Bình
Thuận, có ông GS.TS Đoàn Như
Hải – Chủ tịch Hội đồng khoa học, Viện hải dương học, có ông Huỳnh Văn
Thải - Phó chi cục Trưởng CCTS Bình Thuận, có ông Trần Văn Lanh - phó
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hàm Thuận Nam; với sự có mặt các đại
biểu đại diện: Chi cục chăn nuôi & thú y; liên hiệp các Hội KH&KT
Bình Thuận; Hội nghề cá tỉnh Bình Thuận; Trung tâm kỹ thuật &DVNN Hàm Thuận
Nam; Lãnh đạo 03 xã: Tân Thuận, Tân Thành, Thuận Quý và đặc biệt có 50 hội viên
Hội cộng đồng ngư dân của 03 xã cùng về tham dự:
Ông
Trần Văn Lanh - phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hàm Thuận Nam phát biểu khai mạc tại hội thảo.
Phát biểu tại hội
thảo, ông Trần Văn Lanh - phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện
Hàm Thuận Nam cho biết môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển
một nguồn lợi thủy sản quý, có giá trị kinh tế cao, mang lại nguồn thu nhập cho
nhiều hộ gia đình. Theo thống kê sơ bộ, toàn huyện có 128 chiếc tàu cá và
514 chiếc thúng hoạt động nghề cá nhỏ lẻ thủ công ven bờ.
Đến nay, các dự án đồng
quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Hàm
Thuận nam ta bước đầu đã đạt được
những kết quả tích cực như: Nguồn lợi Sò lông con phân bố dày tại vùng biển
Suối Nhum; phát hiện nhiều bãi Ốc con và bãi trứng Ốc vôi trên diện tích lớn
tại Thuận Quý, Tân Thành, Tân Thuận; rất nhiều loài hải sản sinh sống quanh
chân rạn đá ngầm; các loài san hô mềm nảy nở, phát triển rất nhiều tại Mũi
Ngựa, Đá Nhảy, Hòn Lan. Tại các điểm rạn nhân tạo, nhiều loài hải sản như cá
mú, cá chình, cá gáy, mực, bạch tuộc… đã tập trung về sinh sống bên trong và
xung quanh, nhất là các loại mực về đẻ trứng bám dày trên các lồng đá.

Để nhân rộng mô hình đồng
quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại vùng biển ven bờ huyện Hàm Thuận
Nam; trước hết tiếp tục củng cố, hoàn thiện mô hình quản lý theo quy định của
Luật Thủy sản năm 2017; hỗ trợ xây dựng các mô hình sinh kế bền vững cho người
dân, nhất là tổ chức khảo sát, hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến ngư
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng khu vực biển được trao quyền đồng quản lý.
Tại hội thảo, các đại
biểu đã thẳng thắn trao đổi và nghe nhiều tham luận phân tích sâu về
điều kiện thủy hải văn, môi trường biển phục vụ nuôi biển tại Hàm Thuận Nam,
Bình Thuận; Thực trạng và giải pháp phát triển nuôi. Đồng thời có chính
sách quản lý nuôi biển bền vững và khuyến khích người nuôi nên chuyển đổi
công nghệ nuôi lồng bè bằng vật liệu độ bền cao, có khả năng chống chịu sóng
gió, thiên tai…